Giao dịch online đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, việc giao dịch nhiều khiến rất nhiều vụ lừa đảo liên quan tới bill chuyển tiền giả xảy ra trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng không biết cách nhận biết bill chuyển tiền giả hay thật.
Hiểu được điều đó, bài viết sau sẽ giúp bạn cách phân biệt được bill chuyển tiền thật và bill chuyển tiền giả cực kỳ đơn giản. Cùng appkiemtien theo dõi nhé!
Nội dung:
Bill chuyển tiền là gì?
Bill chuyển tiền hay còn được gọi là hoá đơn chuyển tiền. Đây là thuật ngữ liên quan đến việc chuyển tiền online thông qua các hình thức tại bất kỳ ngân hàng trên thị trường hiện nay. Bill chuyển tiền được tạo ra, khi khách hàng tiến hành bất kỳ các giao dịch chuyển tiền nào từ tài khoản ngân hàng thành công.
Trong mỗi trường hợp sau, khách hàng sẽ nhận được một bill chuyển tiền khác nhau:
- Khi khách hàng chuyển tiền tại quầy giao dịch ngân hàng, sẽ nhận được bill chuyển tiền bằng giấy màu đỏ, do nhân viên ngân hàng cung cấp.
- Khi khách hàng chuyển tiền tại cây ATM, hệ thống ATM sẽ in ra một bill chuyển tiền bằng giấy, mẫu nhỏ ở khe in hoá đơn để khách hàng lưu giữ.
- Và khi khách hàng chuyển tiền qua dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking, cũng sẽ nhận được bill chuyển tiền ở dạng file để xác nhận giao dịch chuyển tiền đã thực hiện thành công.

Trên mỗi bill chuyển tiền do ngân hàng cung cấp sẽ có bao gồm các thông tin như: Số tiền chuyển khoản, ngày giao dịch, người gửi, người nhận, nội dung giao dịch, mã giao dịch,… Đặc biệt, ở bill chuyển tiền tại quầy giao dịch sẽ có chữ ký xác nhận của nhân viên ngân hàng, chữ ký khách hàng và có dấu đỏ do ngân hàng xác thực.
Bill chuyển tiền ra đời, nhằm mục đích giúp khách hàng đối chứng với những rủi ro trong quá trình chuyển tiền. Nhờ đó, giúp khách hàng và ngân hàng dễ dàng giải quyết những giao dịch thành công hoặc thất bại một cách nhanh chóng, ít xảy ra tranh cãi.
Do đó, khi chuyển tiền, khách hàng cần lưu giữ lại bill chuyển tiền để phòng ngừa những tình huống rủi ro xảy ra.
Những hình thức lừa đảo làm giả bill chuyển tiền
Hiện nay, các đối tượng lừa đảo đang rất tinh vi trong việc tạo ra các bill chuyển tiền giả nhằm mục đích trục lợi, chiếm đoạt tài sản của người dùng. Sau đây, là những hình thức lừa đảo làm bill chuyển tiền giả bạn có thể tham khảo:
Tạo bill chuyển tiền giả mua hàng
Đối tượng lừa đảo cố tình trở thành người mua hàng và liên hệ với người bán hàng. Người bán hàng có thể là các sản phẩm có giá trị từ trung bình đến cao. Sau khi tiến hành thương lượng và chốt đơn hàng.
Đối tượng xấu sẽ yêu cầu người bán giao hàng trước, rồi mới chuyển tiền sau. Trường hợp này, nếu người bán cả tin giao hàng trước, có khả năng sẽ bị mất hàng mà không nhận được tiền.

Một số người bán hàng khác cũng khéo léo hơn, yêu cầu đối tượng mua hàng chuyển tiền trước. Và khi đối tượng lừa đảo tạo lệnh chuyển tiền thành công. Tức là tạo bill chuyển tiền giả, theo đúng số tiền mà người bán hàng yêu cầu.
Sau đó, gửi bill chuyển tiền qua Facebook, zalo hoặc trang mạng xã hội để lấy lòng tin của người bán. Và khi nhận được hàng, đối tượng xấu đó sẽ biến mất không còn tăm hơi.
Tạo bill chuyển tiền giả trong các hội, nhóm
Hiện nay, có rất nhiều người dùng tạo các hội, nhóm để chung tiền chơi hội hoặc “bát phường”,… Đây cũng là tình huống để những kẻ gian có cơ hội lợi dụng và sử dụng bill chuyển tiền giả để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản người khác.
Phương thức chơi này đa phần đều thực hiện qua điện thoại, người chơi có thể hoàn toàn không biết đến nhau và thông qua việc chuyển khoản để có thể chơi.

Do đó, kẻ gian lợi dụng tạo bill chuyển tiền giả yêu cầu các người chơi chuyển tiền là điều khá dễ dàng. Với những người chơi thiếu hiểu biết, không phân biệt được bill chuyển tiền thật – giả sẽ dễ sập bẫy của những kẻ gian này.
Tạo bill chuyển tiền giả mượn tiền
Đây là một trong những chiêu lừa đảo vô cùng tinh vi và khiến nhiều khách hàng phải mất một khoản tiền lớn. Thông qua việc biết được ai đó mượn tiền bạn bè với bất kỳ lý do nào đó. Và những đối tượng lừa đảo lợi dụng mánh khoé này để tiến hành tạo bill chuyển tiền giả để lừa chiếm đoạt tài sản khách hàng.
Do đó, khách hàng khi cho mượn tiền và nhận tiền từ việc chuyển khoản cũng nên hết sức cẩn trọng nhé. Vì bất kỳ tình huống nào, kẻ gian cũng có thể tạo bill chuyển tiền giả và lừa đảo khách hàng.
» Xem thêm: Cách chặn số điện thoại mà người kia không biết
Cách nhận biết bill chuyển tiền giả đơn giản
Các hình thức, các chiêu tạo bill chuyển tiền giả ngày càng tinh vi và khiến khách hàng hoàn toàn không xác định được đâu là thật, đâu là giả. Hiểu được điều này, chúng tôi gợi ý đến bạn một số cách nhận biết bill chuyển tiền giả siêu đơn giản sau đây:
Tất cả giao dịch được thực hiện qua Internet Banking/ Mobile banking. Tức là chuyển tiền online thì đều phải có Mã giao dịch. Mỗi một giao dịch chuyển tiền thành công sẽ có duy nhất một mã giao dịch. Khách hàng chỉ cần tiến hành kiểm tra mã giao dịch để biết được chính xác đây là bill chuyển tiền thật hay giả ngay.

Thời gian nhận được tiền thông thường là từ 15 – 30 phút sau khi chuyển khoản thành công. Vì vậy, nếu đối phương tạo bill chuyển tiền giả thì bạn sẽ không nhận được tiền. Do đó, hãy thật cẩn thận với những lời nói đã chuyển tiền rồi của đối phương.
Đối tượng lừa đảo có thể lấy lý do là chuyển tiền vào thứ 6 và phải đến thứ 2 bạn mới nhận được tiền. Đây là một lý do hoàn toàn không đúng đắn. Vì nếu chuyển tiền thành công, nhân viên ngân hàng sẽ xác nhận và chuyển số tiền đó đến người thụ hưởng ngay. Đối với chuyển tiền online, thì người thụ hưởng sẽ nhận được tiền trong vòng 15 phút.
Một bill chuyển tiền tại quầy giao dịch ngân hàng luôn có đầy đủ thông tin chuyển/ nhận tiền. Kèm theo chữ ký của nhân viên ngân hàng và con dấu đỏ xác thực. Nếu bill chuyển tiền bạn nhận được không có những thông tin này, chứng tỏ đây là bill chuyển tiền giả.
Trường hợp chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng. Dù chuyển ở bất kỳ hình thức này thì bạn cũng sẽ nhận được tiền ngay sau đó 5 – 10 phút. Và sau khoản thời gian này nếu chưa nhận được tiền, thì có thể bill chuyển tiền này là bill giả nhé!
Tạo bill chuyển tiền giả có vi phạm pháp luật không?
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp để xác định mức độ vi phạm của đối tượng tạo bill chuyển tiền giả. Bill chuyển tiền là một giấy tờ dùng để xác thực giao dịch chuyển tiền thành công. Nếu người gửi chuyển tiền thật và tạo bill chuyển tiền giả chỉ với mục đích giải trí, chọc ghẹo nhau thì không có vấn đề gì xảy ra.
Tuy nhiên, nếu bạn không chuyển tiền, nhưng lại tạo bill chuyển tiền giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người khác. Thì rõ ràng đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng rồi nhé! Với việc cố tình tạo bill chuyển tiền giả gây thiệt hại, tổn thất tài sản của cá nhân, tổ chức.

Tuỳ thuộc vào từng mức độ vi phạm và có mức xử phạt pháp luật khác nhau. Nhẹ thì phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng. Nặng nhất thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tù chung thân.
Cách đề phòng với những bill chuyển tiền giả
Làm bill chuyển tiền giả và cố tình lừa đảo người dùng đang ngày càng trở nên tinh vi, phổ biến hơn. Khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh các chiêu lừa đảo của kẻ gian:
- Đối với hình thức bán hàng online, cần tìm hiểu thật kỹ các cách giao dịch chuyển khoản online, cách dùng ứng dụng Internet Banking/ Mobile Banking của các ngân hàng, kèm theo các điều khoản sử dụng.
- Nên nhận tiền trước khi giao hàng để tránh “tiền mất tật mang”.
- Đối với những giao dịch chuyển tiền tại chi nhánh ngân hàng, cần kiểm tra Uỷ nhiệm chi của ngân hàng. Khách hàng cần xem kỹ có con dấu đỏ và chữ ký của nhân viên ngân hàng xác thực trước nhé.
- Đối với chuyển tiền online, cần kiểm tra lại mã giao dịch của bill chuyển tiền nhận được. Đồng thời, kiểm tra lại tài khoản ngân hàng của mình đã nhận được tiền chưa trước khi giao hàng cho người bán.
- Với những khách hàng mua hàng hoá có giá trị lớn và hẹn giao dịch ở địa điểm nào đó, thì cần hết sức cẩn thận.
- Khi phát hiện bất kỳ hình thức tạo bill chuyển tiền giả lừa đảo. Cần liên hệ ngay cho cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ xử lý.
Bài viết tổng hợp những hình thức làm bill chuyển tiền giả và cách nhận biết bill chuyển tiền giả cực kỳ đơn giản. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là bill chuyển tiền giả, đâu là bill chuyển tiền thật. Đồng thời tránh xa những chiêu lừa đảo qua bill chuyển tiền tinh vi hiện nay.
» Tham khảo: Gọi nhóm trên Messenger tối đa được bao nhiêu người?